Nếu cờ vua đại diện cho trí tuệ, nền văn minh Châu Âu thì cờ tướng cũng là niềm tự hào của người dân Châu Á. Điều đặc biệt của cờ tướng là nó phù hợp với tất cả mọi người, dù bạn là ai, thuộc tầng lớp nào, mới tập chơi hay chơi đã lâu thì cờ tướng luôn chứa đựng đầy đủ các thế cờ từ dễ tới khó dành cho bạn.
Bên cạnh đó nó không chỉ dừng lại ở một trò chơi giải trí, chơi cờ tướng dạy chúng ta rất nhiều điều, từ phong thái chơi đến các chiến thuật, cách suy luận đều có thể áp dụng vào cuộc sống. Để giúp những anh em mới không bỏ qua một thể loại cờ hay đến vậy, bài viết này W88club sẽ hướng dẫn anh em cách chơi cờ tướng online chi tiết và dễ hiểu nhất.
Link đăng ký tài khoản nhận 90.000 VND miễn phí
Tóm Tắt
- Cờ tướng online là gì ?
- Hướng dẫn chơi game cờ tướng online dễ hiểu nhất
- Một số biến thể quen thuộc của cờ tướng
- 5 Mẹo hay chơi cờ tướng online dành cho người mới học
- Kết luận
Cờ tướng online là gì ?
1/ Lịch sử hình thành trò chơi cờ tướng
Người ta biết đến cờ tướng, hay còn gọi là Tượng Kì nhiều nhất là từ phim ảnh Trung Hoa, thậm chí trên mặt các quân cờ đều được kí tự bởi chữ Hoa phồn thể. Tuy nhiên gốc gác của loại cờ này lại đến từ văn hoá Ấn độ, sau đó du nhập vào Trung Quốc từ thời Chiến Quốc và dần dần được sáng tạo, cải biển thành một loại cờ mang đặc sắc riêng của văn hoá người Hoa cổ.
Từ thời sơ khai lập địa cho đến nay lịch sử Trung Quốc không ngừng trải qua các cuộc chiến, vì vậy mà sinh ra không biết bao nhiêu binh pháp, chiến lược dạy dụng quân, dàn quân và tiêu diệt quân thù. Các bậc vương tướng thời đó ngoài sử dụng cờ tướng là hình thức giải trí, còn xem cờ như phương pháp tập luyện suy luận, tìm ra mối tương quan giữa chiến thuật trên bàn cờ và thực tế chiến trường.
Bàn cờ cờ tướng mô phỏng một chiến trường, các quân cờ đại diện cho binh sĩ, các loại tướng tá, chủ tướng của 2 bên. Đây là loại cờ được phá triển dành cho 2 người chơi. Bản thân mỗi người phải cố gắng suy luận để điều khiển các quân cờ sao cho ăn được quân cờ đối phương, tiến đến mục đích cuối cùng là vây bắt quân tướng đối phương.
2/ Hình thức game cờ tướng online
Cờ tướng online ra đời giúp cho các dân chơi cờ có thể so tài cùng nhau mà không phải gặp trực tiếp. Bàn cờ, quân cờ nay được bố trí dưới giao diện trực tuyến, người chơi chỉ cần một thiết bị có kết nối internet và truy cập được trò chơi là có thể thoải mái so tài.
Trong quá trình chơi 2 bên đều có thể trò chuyện như khi đánh trực tiếp, hệ thống sẽ tự động nhắc người chơi nếu bị Chiếu Tướng, hết ván đấu nếu muốn đấu tiếp thì hệ thống xếp cờ vào bàn giúp bạn. Hoặc bạn có thể tìm người khác để chơi với tốc độ kết nối gần như là ngay lập tức.
Hướng dẫn chơi game cờ tướng online dễ hiểu nhất
Muốn hiểu và chơi được cờ tướng, chúng ta phải nắm rõ những thứ cản bản nhất tạo nên trò chơi này, bao gồm như: bàn cờ, quân cờ, luật chơi, quy trình một ván đấu diễn ra như thế nào, các biến thể phổ biến của cờ tướng. Phần thông tin dưới đây sẽ giải đáp cho anh em tất cả nội dung vừa nếu, chỉ cần anh em tập trung một chút thì sẽ thấy rằng cờ tướng không hề khó học, ngược lại còn cực kì hấp dẫn.
1/ Giới thiệu về bàn cờ sử dụng trong cờ tướng
Một bàn cờ tướng tiêu chuẩn sẽ có kích thước hình chữ nhật, bàn cờ như đã giới thiệu ở trên dùng để mô phỏng 1 chiến trường thu nhỏ. Trên bàn cờ được bố trí các quân cờ nằm sát 2 mép cạnh ngang. Vị trí các quân cờ được đặt dựa vào 90 điểm cắt, tạo thành từ 9 đường dọc và 10 đường ngang trên bàn cờ tướng.
Khu vực nằm giữa vị trí đặt cờ mỗi bên gọi là Cửu Cung, được xem là nơi Tướng mỗi bên ngự trị cùng 2 quân Sĩ của mình. Ngăn cách giữa 2 bên được gọi là Sông ( Hà ), như vậy bố trí bàn cớ tướng giống hệt như một trận đánh 2 bên bờ sông, qua khỏi Sông là sẽ đến phần đất của quân địch. Tất cả quân đều có thể băng Sông và sang bờ kia vây Tướng đối thủ, trừ quân Tướng, Sĩ và Tượng thì chỉ có thể ở lại phần đất của mình.
Cách nhận biết Cửu Cung cho người mới chơi rất đơn giản, đó là 4 ô vuông nhỏ được hợp lại thành ô vuông lớn, có 2 đường chéo góc bên trong. Đặc biệt trong Cửu Cung thì Tướng và Sĩ không được rời ra khỏi phần đất này mà chỉ di chuyển được giữa các nút giao có trong đó.
1 bàn chơi cờ tướng sẽ cần sử dụng đủ 32 quân cờ, chia thành 2 bộ xanh và đỏ tượng trưng cho 2 quân khác biệt nhau. Ngoài màu sắc thì kí hiệu hán tự trên quân xanh và đỏ cũng có đôi chút khác biệt. Vị trí đặt chúng là mặc định từ đầu ván chơi, tất cả người chơi đều phải sắp xếp theo đúng yêu cầu đó, sau khi chơi rồi mới được dùng lượt của mình để di chuyển các quân cờ.
Xét về thành phần và số lượng các quân cờ có trong cờ tướng thì mỗi bộ xanh và đỏ là như nhau, sẽ bao gồm các quân sau đây:
+ Quân Tốt: 5 quân
+ Quân Sĩ: 2 quân
+ Quân Tượng: 2 quân
+ Quân Xe: 2 quân
+ Quân Pháo: 2 quân
+ Quân Mã: 2 quân
+ Quân Tướng: 2 quân
2/ Các thuật thữ thông dụng thường dùng trong cờ tướng
Có đến hàng trăm ngàn thế cớ được tạo nên bởi bộ cờ tướng 32 quân, bởi vậy chuyện cờ tướng có nhiều thuật ngữ riêng biệt là hết sức bình thường. Để tránh trường hợp đang chơi mà gặp phải thuật ngữ nào đó, anh em lại hoàn toàn ngơ ngác không biết đó là gì, hãy xem qua những thuật ngữ thông dụng của cờ tướng mà chúng tôi giới thiệu dưới đây:
– Chiếu tướng: Các nước đi khiến cho quân Tướng của đối phương có thể bị bắt mất ở nước tiếp theo.
– Chiếu bí: Khi quân cờ 1 bên đã bao vây và chiếu tướng, tướng không còn đường nào để di chuyển thì gọi là Chiếu Bí và bên chiếu bí giành chiến thắng
– Lưỡng chiếu: Quân tướng bị đến 2 quân cờ địch thủ cùng chiếu một lúc
– Thí quân: Là hình thức chấp nhận để đối thủ ăn quân cờ của mình, bù lại mình sẽ ăn lại một quân cờ khác của họ. Hoặc trong trường hợp tướng đang bị nguy hiểm, đưa quân cờ ra thí để tướng có cơ hội an toàn.
– Đổi quân: Khái niệm gần giống như thí quân, nhưng ở đây sẽ là 2 bên trao đôi quân cờ y hệt nhau. Chẳng hạn bạn ăn pháo đối thủ, đối thủ cũng ăn lại 1 con pháo của bạn.
– Hiến quân: Đây là cách đánh lạc hướng đối thủ hoặc mở đường cho những quân cờ quan trọng hơn tham gia tấn công, bạn sẽ cho đối thủ ăn những quân cờ không nằm trong chiến thuật vây tướng địch của bạn.
– Đuổi quân: Dùng cờ của mình ép đối thủ đi nước đi đúng như mình dự tính, sau đó là ăn quân cờ mà mình đã đuổi.
– Tiên thí hậu đoạt: Phương thức này giống như là ông bà ta hay nói “ thả con tép bắt con tôm “, dụ cho đối thủ ăn quân cờ của mình, sau đó dẫn dắt họ vào trận địa bày sẵn và ăn lại quân cờ giá trị hơn của họ.
– Lộ mặt tướng (Chống tướng): Trước mặt 2 tướng luôn có quân cờ chấn giữ không để trống được, giả sử 2 tướng nằm trên 2 đường dọc cạnh nhau trong cung của bàn cờ, trên 2 đường này không có quân cờ nào che chắn thì khi đến lượt, tướng còn lại không được di chuyển vào đường dọc mà tướng kia đang đứng.
– Thuận Pháo: 2 quân pháo của 2 bên di chuyển về cùng 1 đường dọc trên bàn cờ.
– Nghịch Pháo: 2 quân phải di chuyển ngược bên với nhau.
– Pháo lồng (Pháo trùng): 2 quân pháo đứng cùng nhau trên một đường thẳng hoặc đường ngang và chiếu vào tướng, ở giữa 2 quân pháo không có quân cờ nào. Có thể hiểu như 2 quân hiệp lực lại chiếu tướng, tướng bắt buộc phải di chuyển qua nút giao khác chứ không thể lấy quân mình chắn được.
– Pháo gánh (Pháo giăng): Ở giữa 2 quân pháp có 1 quân cờ, giúp cho 2 pháo tự bảo vệ nhau, nếu 1 trong 2 pháo bị ăn thì pháo còn lại sẽ trả thù cho con bị ăn mất.
– Xe (Pháo) tuần hà: tuần hà là đi tuần dọc bờ sông bên bàn cờ mình, ở đây là chỉ quân pháo hoặc quân xe chạy dọc đường ngang cạnh bờ sông bên bàn cờ của mình.
– Xe (Pháo) quá hà: quân xe hoặc pháo vượt sông và tiến vào phần đất bên đối thủ.
– Khai xa: Bố trí quân cờ trên bàn cờ ở trên cho bạn thấy rằng, nếu không dời bớt quân đi thì quân xe phải đi rất nhiều nước mới thoát ra được vị trí ban đầu. Đây là khái niệm mở thường trên bàn cờ thông thoáng cho xe hoạt động.
– Chiếu tướng bắt Xe (Pháo): Chiếu tướng nhưng mục đích là bắt quân cờ khác, thường là xe hoặc pháo. Thông thường khi quân cờ đặt vào vị trí chiếu được tướng địch, nó cũng đồng thời có thể ăn được một quân cờ khác cùng vị trí đó. Vì ưu tiên tướng nên địch sẽ chạy tướng, bạn thoải mái ăn quân cờ còn lại của địch.
– Liên hoàn Mã: Có thể hiểu quân mã này nằm trên vị trí đích mà quân mã kia có thể di chuyển đến trong một lượt, 2 quân mã lúc này vừa tham gia tấn công, vừa bảo vệ lẫn nhau.
– Tam tử quy biên: Chẳng hạn xe pháo mã góc bên trái hoặc bên phải bàn cờ cùng hợp lực để tấn công.
– Hợp công: Sử dụng các quân cờ của mình tấn công dồn dập một quân cờ khác của đối thủ.
– Tốt lụt: Quân Tốt sau khi qua sông chỉ có thể tiến và lùi, đi đến đường ngang tận cùng bên bờ kia thì chỉ có thể đi ngang, hay còn gọi là tốt lụt.
– Tiên nhân chỉ lộ: Di chuyển quân tốt 3 hoặc 7 trên bàn cờ trong lượt đi đầu tiên.
– Tiến tam binh: Biểu thị hành động di chuyển quân tốt thứ 3
– Phản tiên: Có thể hình dung như kiểu chúng ta thường nghe: “ phòng thủ tốt nhất là tấn công”, tức chúng ta chủ động tấn công trước để gây bất ngờ.
– Cục (cuộc): Cục này đồng nghĩa với chữ cục trong “cục diện”, tức những gì đang thể hiện trên bàn cờ lúc này.
– Cờ vịt: Là cách nói chữ, biểu thị thái độ coi thường khả năng chơi cờ của người khác. Hoặc đơn giản là dành cho người chơi cờ tệ.
3/ Ý nghĩa các quân cờ có trong cờ tướng và cách sử dụng
Điều gây trở ngại nhiều nhất cho những người mới chơi cờ tướng chính là nhận diện quân cờ và cách sử dụng chúng. Quả thật ký tự chữ hán trên mặt mỗi quân cờ có hơi khó nhìn một chút, tuy nhiên chỉ cần đọc kĩ những thông tin mà chúng tôi sắp giới thiệu dưới đây anh em sẽ nhanh chóng làm quen với các quân cờ này mà thôi:
+ Quân Tướng ( hay còn gọi là Soái )
Được xem là quân cờ quan trọng nhất mà 2 bên phải bảo vệ. Người chơi cần phải cố gắng vây bắt sao cho được tướng đối phương. Quân tướng có thể di chuyển và ăn được quân cờ khác nhưng khả năng di chuyển gần và chỉ trong phạm vi Cửu Cung nên rất ít khi tướng tự bảo vệ được mình. Sau đây là cụ thể các chức năng của quân tướng mà bạn cần lưu ý:
- Quân Tướng có thể di chuyển 4 hướng tiến, lùi, ngang, dọc, nhưng phạm vi di chuyển chỉ được từng nút giao một.
- Ở cùng với Tướng trong Cửu Cung là 2 quân Sĩ có nhiệm vụ che chắn và bảo vệ Tướng.
- Luôn luôn phải có quân cờ che chắn cho tướng trước tướng đổi thủ, có thể là quân mình hoặc quân cờ của địch.
+ Quân Sĩ
Nằm cùng hàng ngang với tướng và kẹp quân tướng vào giữa để bảo vệ ở vị trí ban đầu ván chơi là 2 quân Sĩ. Sĩ cũng sẽ không thể rời khỏi Cửu Cung và chỉ di chuyển được trên đường chéo theo phạm vi từng nút giao một.
+ Quân Tượng
Cũng là quân cờ có nhiệm vụ chính là phòng thủ che chắn cho Tướng, Tượng khá hơn Sĩ khi có thể di chuyển tự do bên phần đất của mình, tuy nhiên sĩ không được qua sông. Sĩ di chuyển theo cự li 2 ô chéo, có thể chéo tiến lên hoặc chéo lùi xuống. Nếu trên đường di chuyển của Tượng có quân cờ che mất ô chéo thì Tượng không thể di chuyển được.
+ Quân Mã
Một trong bộ Tam: Xe, Pháo, Mã có thể vừa công vừa thủ trên bàn cờ. Mã nằm ở giữa quân Tượng và quân Xe ở vị trí xếp cờ ban đầu. Mã di chuyển bằng cách đi ngang 2 ô và kết thúc bằng cách đi dọc 1 ô nữa, sau khi đi ngang 2 ô rồi thì Mã tuỳ chọn có thể đi dọc sang trái hoặc sang phải tuỳ thích. Nếu có quân cờ chặn lại ở ô ngang đầu tiên thì Mã không di chuyển được.
+ Quân Xe
Quân cờ tấn công chủ chốt trong bộ cờ của mỗi bên. Xe có 2 quân và nằm sát cùng góc bàn cờ mỗi bên, kế bên quân Mã. Xe có thể di chuyển 4 hướng tiến, lùi, trái, phải và không giới hạn số ô đi được. Nếu trên đường di chuyển của xe có quân cờ địch nằm chặn, xe có thể ăn cờ hoặc tiến lại nằm sát bên quân đó. Nhưng riêng với cờ mình thì xe chỉ có thể tiến lại nằm sát bên, không thể băng qa được.
+ Quân Pháo
Pháo là quân cờ tấn công cũng như là quân cờ thú vị nhất có trong bộ cờ Tướng. Trên bàn cờ thường có 2 vị trí đánh dấu sẵn giành cho nơi đặt pháo lúc ban đầu. Cũng như xe, Pháo di chuyển linh hoạt trên các đường ngang dọc, và không giới hạn số ô vuông đi được, nếu có cờ chặn trên đường di chuyển thì pháo chỉ đi được tối đa đến sát quân cờ đó.
Cách ăn quân cờ địch là điều làm nên thú vị ở Pháo. Để dùng Pháo ăn quân, trên đường di chuyển của pháo phải có một quân chắn trước, quân cờ địch hay của ta đều được. 2 Pháo có thể kết hợp với nhau để ăn quân của địch bằng cách đứng cùng một hàng và không có quân nào chẵn giữa 2 pháo.
+ Quân Tốt
Là quân cờ ít quan trọng nhất mà người chơi có thể sử dụng để thí, ăn cờ địch, hoặc che chắn thoải mái mà không lo nghĩ nhiều. Quân Tốt nằm cách hàng ngang bờ sông một đường ngang, từ trái qua phải thì tốt sẽ nằm trên đường dọc có quân xe, sau đó cứ cách 2 ô thì có 1 quân tốt.
Tốt chỉ có thể tiên lên trước 1 ô 1 trong một lần di chuyển, qua khỏi sông địch thì có thể đi ngang 1 ô hoặc tiên lên 1 ô. Đến hàng ngang cuối cùng bên bờ địch thì chỉ có thể đi ngang từng ô một.
4/ Giới thiệu luật chơi cờ tướng cơ bản cho người mới
Sau khi nắm được bố cục bàn chơi, ý nghĩa của nó cũng như nhận diện được các quân cờ và cách di chuyển, những luật chơi cơ bản chúng tôi sắp giới thiệu dưới đây sẽ giúp anh em hoàn thiện kiến thức và đủ khả năng tham gia chơi trò chơi này.
+ Quy trình một ván đấu cờ tướng
Một ván đấu cờ tướng được bắt đầu khi 2 bên sẵn sàng, toàn bộ quân cờ phải nằm đúng vị trí ban đầu mà trò chơi yêu cầu. Tuỳ theo hệ thống mà sẽ chọn ra người thắng trước nếu là ván đầu tiên, hoặc người thua ván này sẽ được ưu tiên đánh trước ván sau.
Các bên tiến hành trò chơi theo lượt, mỗi lượt chỉ được di chuyển tối đa một quân cờ. Người này đánh xong lại nhường lại cho đối thủ, cứ vậy mà ván cờ được biến đổi.
Mục đích cuối cùng là vây được tướng đối phương và chiếu bí, trong quá trình đó có thể sẽ ăn cờ của nhau, tuy nhiên bên ăn nhiều cờ đối phương sẽ có lợi thế hơn chứ không thể giành được chiến thắng nếu chưa chiếu được tướng.
Trong một ván đấu cờ tướng cho đến khi phân được thắng bại sẽ có các thao tác như sau:
- Ăn quân: ô kết thúc của quá trình di chuyển cờ mình đang đặt quân cờ đối thủ, chúng ta có thể di chuyển vào ô đó và ăn cờ.
- Lùa quân: dùng một hay nhiều quân cờ với mục đích dồn ép và ăn được quân cờ nào đó của đối thủ
- Chiếu Tướng: là dùng 1 hay nhiều quân cờ của mình và đặt vào vị trí có thể ăn được tướng địch
- Chiếu bí: tính toán dùng quân cờ mình ép tướng đối phương không còn đường di chuyển, ở yên thì cũng bị ăn, như vậy ván cờ kết thúc và chiến thắng giành cho bên nào chiếu bí được tướng đối thủ.
+ Khi nào thì được xem là thắng ván cờ ?
Không phải lúc nào cũng chiếu bí hết đường tướng bên kia thì mới được xem là thắng, người chơi còn được xử thắng trong các trường hợp:
- Đối phương tự nhận thua
- Trong một nước chiếu quân tướng chỉ có thể di chuyển qua lại giữa 2 ô liên tục và không còn cách di chuyển nào khác, lúc này bên bị chiếu sẽ bị tính thua cuộc.
- Tất cả các quân đều bị chặn và không thể di chuyển được hợp lệ cũng xem như thua
+ Trường hợp ván cờ hoà
Chiến trường thực tế không phải lúc nào cũng phân được thắng bại, và cờ tướng cũng vậy, có những thế cờ dẫn dắt 2 bên phải chấp nhận một kết cục hoà như:
- Hai bên không còn cờ để tấn công nên chấp nhận hoà
- Luật Tổng Số Nước đi để phân xử hoà, thường không quá 300 nước nếu không phân được thắng bại thì hoà ván đấu.
- Luật Nước Cờ Tiến Triển được áp dụng khi cục diện ván cờ có nước cờ tiến triển mới. Ván cờ được xem có tiến triển khi Tốt sang sông và tiến lên 1 ô, hoặc có quân cờ bị ăn thì ván đấu sẽ tiếp diễn được thêm 30 nước nữa. Quá số lượng nước đi này mà không có tiến triển nữa thì hoà game.
Một số biến thể quen thuộc của cờ tướng
Ngoài luật chơi cờ tướng truyền thống ở trên được chấp nhận bởi quốc tế và có đại đa số người chơi sử dụng, vẫn còn một số biến thể khác của bộ cờ này được quan tâm không hề kém cạnh. Có thể kể tới như:
1/ Cờ úp
Cờ úp về cách di chuyển các quân cờ và sắp xếp vị trí cơ bản sẽ không khác nhiều so với cờ tướng truyền thống, tuy nhiên trừ quân tướng ra thì sẽ úp toàn bộ 15 quân còn lại của bạn và xáo chúng trên bàn rồi mới đặt vào vị trí ban đầu của ván chơi. Như vậy về cách đặt cờ thì giống như chơi truyền thống, tuy nhiên chúng ta không chắc rằng các quân cờ có được đặt đúng vị trí của nó không. Chẳng hạn xe có thể nằm ở vị trí của sỹ, pháo nằm vị trí của tốt.
Về cách chơi thì khi cờ chưa mở, quân cờ đặt ở vị trí nào thì ta tạm coi nó là quân đó và di chuyển như chức năng quân cờ đó được phép đi. Ví dụ: xe nằm ở vị trí tượng thì sau khi đi chéo 2 ô, xe trở lại đúng chức năng di chuyển của mình là đi ngang dọc không giới hạn khắp bàn cờ.
Ở cờ mù sỹ và tượng có thể hoạt động tự do, sang sông thoải mái chứ không bị giới hạn khu vực di chuyển như cờ tướng truyền thống.
2/ Cờ thế
Cờ thế thực chất là cờ tướng truyền thống, tuy nhiên không được bắt đầu từ lúc xếp cờ ở vị trí mặc định mà một trong hai người chơi sẽ xếp sẵn thế cờ và thách đố người còn lại phá giải theo nhiều mức độ từ dễ tới khó.
Thông thường từ một thế cờ thế, chỉ có thể phát triển được tối đa một số nước cờ và có giới hạn của nó. Người làm thế cờ đã có chủ đích và họ đã biết sẵn cách nào để phá được thế cờ của mình. Thông thường quân đỏ sẽ được đi trước trong cờ thế.
3/ Cờ người
Cờ người là bộ môn chơi cờ dùng con người cầm bảng cờ hiệu thay cho các quân cờ, bàn cờ là một sân rộng được kẻ các đường ngang dọc mô tả đúng theo một bàn cờ tướng tiêu chuẩn.
Loại cờ này thường được chơi trong các lễ hội dân gian ở Việt Nam, người đóng giả Tướng sẽ ăn mặc long trọng với các trang phục cổ trang thời xưa, những người đóng các quân cờ khác cũng được trang phục tương tự như vậy. Tuy theo mức độ quan trọng của các quân cờ mình đóng mà trang phục từ đơn giản đến cầu kì.
4/ Cờ tưởng
Cờ tưởng thường được nói vui là loại cờ của những tù nhân, khi cuộc sống thiếu thốn các trò giải trí, họ tưởng tượng ra bàn cờ và dùng miệng để thông báo cho đối thủ mình vừa di chuyển quân nào vào đâu. 2 người chơi loại cờ này phải có trí tuệ tốt, trí nhớ thuộc hàng siêu đẳng mới chơi hết một ván cờ mà không xảy ra nhầm lẫn, tranh cãi.
5/ Cờ chấp
Cờ chấp thường xảy ra giữa 2 người chơi có mức độ chênh lệch về kỹ năng chơi cờ tướng. Việc chấp cờ hoặc chấp nước sẽ giúp thế trận được cân bằng hơn. Chấp cờ là trước khi vào chơi, người chấp thoả thuận với đối thủ sẽ không sử dụng một số quân cờ trong ván đấu, thường thì từ 1 đến 3 quân, chẳng hạn như chấp cặp pháo, chấp cặp mã.
Chấp nước là cho người còn lại đi trước một số nước cờ, tuy nhiên quân cờ di chuyển trong nước đó không được phép qua sông hay ăn cờ đối thủ.
6/ Cờ bỏi
Cờ bỏi cũng có hình thức chơi tương tự như cờ người khi thay thế quân cờ truyền thống bằng những bảng hiệu lớn, được cố định bằng đá dưới chân bảng. Về luật chơi và bố trí quân cờ thì y hệt cờ tướng truyền thống, cờ bỏi cũng được chơi ở sân rộng có kẻ sẵn bàn cờ. Khi đánh cờ thì người chơi tự cầm các bảng hiệu thay cho quân cờ mà di chuyển vị trí của chúng.
5 Mẹo hay chơi cờ tướng online dành cho người mới học
Để chơi được cờ tướng hay thì chỉ có thể tập luyện ngày qua ngày, không ngừng học hỏi từ những phương pháp, lối đánh của nhiều người chơi giỏi khác nhau. Tuy nhiên đối với các anh em mới, chúng tôi vẫn dành tặng các bạn 5 mẹo hay hỗ trợ cho bạn tiếp cận nhanh và làm nền tảng vững chắc cho các bạn theo được bộ môn này.
1/ Hiểu sâu luật chơi trước khi tham gia
Các luật như chống tướng, chiếu bí, quân tượng không được sang sông hay các thuật ngữ thường dùng anh em nên nắm nằm lòng. Một nước cờ đã đi rồi thì khó mà hoàn lại, trong quá trình chơi cờ muốn thắng đối thủ phải tính được trước từ 10 đến vô số nước cờ sẽ xảy ra. Chuyện hiểu nhầm luật để rồi tính nhầm nước cờ thì thất bại là dễ hiểu.
2/ Chiếu bí mới giúp ta chiến thắng
Những người chơi mới thường bị lỗi quên mất mục đích chính là vây được tướng và chiếu bí nó, họ sa đà vào việc tìm ăn các quân cờ có giá trị như xe, pháo, mã. Thậm chí vì cứu xe, pháo, mã của mình mà dẫn tới tướng bị vây rồi chiếu bi cũng rất đáng tiếc. Hãy nhớ rằng để chiến thắng trong cờ tướng, thì con tướng đối phương mới là quan trọng nhất, và đừng quên bảo vệ chặt chẽ tướng của mình.
Để chiếu bí được đối thủ thì ngoài tấn công dồn ép tướng, chúng ta còn phải học cách thí cờ không cần thiết, dẫn dụ họ vào thế trận mà chúng ta tính toán sẵn. Anh em nên tính trước tối thiểu từ 10 đến 20 nước cờ sắp xảy ra để điều khiển cục diện trận đấu theo ý mình.
3/ Sử dụng cặp mã hiệu quả
Phạm vi di chuyển ngắn hơn xe và pháo nhưng lối di chuyển rất linh hoạt, mã hoạt động trên bàn cờ vừa có thể tấn công, vừa thủ trên đất của mình cũng rất tốt. Hãy kết hợp 2 mã cùng nhau, mã này nằm trên đích di chuyển của mã còn lại, đồng thời đe doạ các mục tiêu của đối phương là cách chơi mà nhiều cao thủ áp dụng.
Ngoài ra đầu ván đấu mã thường sử dụng cho phòng thủ các đợt tấn công của pháo bên địch, hạn chế dùng mã qua sông giai đoạn này nếu anh em che chắn Cửu Cung thưa thớt.
4/ Đừng coi thường những con tốt
Chúng tôi thường thấy nhiều anh em thí tốt vô tội vạ, để cho mặt bên nhà mình trống toang không hề có quân cờ chắn bảo vệ. Quân tốt ngoài nhiệm vụ phòng thủ ban đầu, chúng còn cực kì lợi hại ở thời khắc tàn cuộc ván đấu.
Những người chơi với ưu thế tốt còn nhiều cuối trận, những nước di chuyển chậm rãi của tốt nhưng cực kì lợi hại trên phần đất đối thủ khi có thể đi ngang. Tốt có khả năng gây rối phá lối chơi của đối thủ, áp sát xuống khu vực tướng và làm các chốt chặn đe doạ tướng rất hiệu quả.
Tuy nhiên thí tốt hợp lí lại tạo lợi thế cho xe và mã có đường để di chuyển, cho tới tàn cuộc tốt hơn cả là giữ cho mình từ 2 tốt băng qua sông thì sẽ có nhiều ưu thế chiến thắng hơn.
5/ Đừng tập trung nhiều quân cờ gần Tướng
Che để bảo vệ tướng là điều sơ đẳng, nhưng chắn luôn đường di chuyển của tướng thì bạn đang đưa tướng mình vào nguy cơ bị chiếu bí rất cao. Đặc biệt là khi đấu với những đối thủ sử dụng pháo hiệu quả, việc dàn quân dày đặt xung quanh tướng rất nguy hiểm. Tốt nhất hãy để những quân có lối di chuyển linh hoạt như mã để phòng thủ gần tướng.
Kết luận
Đọc đến đây anh em chắc hẳn đều cảm thấy, cờ tướng tuy luật chơi có chút phức tạp nhưng lại cực kì thú vị phải không nào. Ngoài cách chơi trực tiếp với bạn bè, người thân, cờ tướng online giúp anh em nhanh chóng cải thiện kỹ năng chơi cờ khi có thể chơi mục lúc mọi nơi, sẵn sàng kết nối với hàng ngàn người chơi khác. Chúng tôi hi vọng sau bài viết này anh em đã có thêm kiến thức về một loại cờ hay và có những giây phút thư giãn, giải trí cùng nó.